Đại dịch Covid-19 bùng nổ và hậu quả là khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống kinh tế của công nhân. Theo dự báo, “khoảng trống việc làm” trên thị trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho nền kinh tế bị ngưng trệ; các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng trăm triệu người bị mất việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường lao động đã phần nào được hồi phục do công tác phòng ngừa và tiêm vaccine cho người dân của Chính phủ. Vậy vấn đề lúc này của các doanh nghiệp chính là thiếu nguồn nhân lực. Chúng ta cần phải giải quyết được vấn đề này thì mới có thể phục hồi kinh tế.
Mục lục
2 vấn đề mang tính cốt lõi là nguồn vốn và nhân lực

Thời điểm này là thời điểm mang tính bước ngoặt về chính sách nhằm tái thiết nền kinh tế thời hậu Covid-19, không khác gì thời hậu chiến.
Mọi hoạt động của xã hội nói chung hay doanh nghiệp nói riêng đều bắt đầu từ nguồn lực nhân sự và do con người vận hành. Nếu không có con người, không có nhân lực thì không thể tái thiết; chứ đừng kỳ vọng xa hơn là phát triển. Vì thế, có 2 vấn đề mang tính cốt lõi là nguồn vốn và nhân lực; mà khi được giải quyết sẽ tạo động lực để vượt qua các khó khăn khác.
Trong khi đó, vừa qua, một lực lượng nhân sự hùng hậu đã rời khỏi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để về quê tránh dịch. Đây là phần quan trọng của nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ở các địa phương trên hoạt động; nhất là đối với doanh nghiệp đóng tại các khu công nghiệp. Nếu thiếu nguồn lực này, các doanh nghiệp khó có thể tái sản xuất, kinh doanh hiệu quả; nhằm giúp hồi phục nền kinh tế giai đoạn sắp tới.
Bài toán về nguồn nhân lực vô cùng quan trọng
Chính vì thế, bài toán nguồn lực lao động hiện nay vô cùng khẩn trương và quan trọng. Các cấp chính quyền cần nhận thức sớm và thực hiện ngay giải pháp để giải quyết bài toán vừa nêu. Đừng chậm trễ như một số chính sách thời gian qua từng khiến chúng ta phải trả giá. Các giải pháp cần đề cao tính khẩn cấp. Chứ không chỉ đặt ra các mục tiêu dài hạn như xây dựng hàng trăm ngàn hay 1 triệu căn hộ cho công nhân.

Các địa phương như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai cần xây dựng ngay đề án; thu hút lao động quay trở lại làm việc một cách cụ thể, định lượng, khả thi với từng đối tượng. Trong đó, đề án cần quy hoạch rõ vai trò của chính quyền làm gì; doanh nghiệp làm gì; mỗi người lao động nhận được các hỗ trợ nào về trước mắt lẫn lâu dài.
Giải quyết bài toán về ngân sách
Trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khăn; chính quyền chưa thể bổ sung các gói tài chính hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp thì việc hỗ trợ có thể tiến hành bằng nhiều cách thức khác. Ví dụ, chính quyền có thể đưa ra các gói miễn giảm thuế, phí; dựa trên tỷ lệ hồi phục của doanh nghiệp. Tỷ lệ hồi phục của doanh nghiệp có thể đo bằng sản lượng sản xuất, doanh thu…
Chỉ cần chính quyền có cơ chế và chính sách ổn định, hiệu quả… Các doanh nghiệp sẽ chủ động đưa ra kế hoạch hành động hiệu quả. Bởi các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc thu hút nguồn nhân lực.
Vấn đề nguồn nhân lực không chỉ dành riêng cho các tỉnh thành phía nam; mà cần xây dựng trên phạm vi cả nước để giúp phục hồi nền kinh tế toàn diện. Tương tự như thế, chính quyền các cấp cần đảm bảo việc thực hiện chính sách một cách đồng bộ; để đảm bảo sự vận hành thông suốt nền kinh tế
Về lâu dài, để các chính sách nhà ở cho công nhân đạt được mục tiêu đề ra; chúng ta vẫn cần thay đổi, có cách tiếp cận mới để hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn, thủ tục hành chính trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân dựa theo quy mô nhân sự.
Phương án cung ứng lao động qua đào tạo
Để khôi phục lại thị trường lao động hậu COVID-19; TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy cho biết, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng 2 phương án. Phương án 1 là đưa học sinh, sinh viên đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Theo đó, đưa 500.000 học sinh, sinh viên cơ bản (năm 1, năm 2); 500 nghìn học sinh sinh viên thành thạo (năm 2 hoặc năm 3) vào làm việc tại doanh nghiệp. Trong đó, riêng khu vực trọng điểm Đông Nam Bộ có khoảng gần 200.000 học sinh, sinh viên thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể tham gia tại doanh nghiệp.
Phương án 2 là tiếp tục đẩy mạnh tuyển sinh, tổ chức đào tạo ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, học sinh, sinh viên sẽ được vừa học vừa làm tại doanh nghiệp để đảm bảo nâng cao tay nghề.