Khế có nguồn gốc từ Đông Nam Á nhưng đã được trồng ở Florida hơn 100 năm. Các loại khế cũ hơn có xu hướng khá chua. Các giống mới, ngọt hơn đã được chọn nhờ hạt giống và các du nhập sinh dưỡng từ Thái Lan, Đài Loan và Malaysia. Cây khế thường xanh, mặc dù khi được trồng ở những nơi mát hơn. Chúng có thể bị rụng một phần hoặc toàn bộ lá vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Cây khế sẽ phát triển đến chiều cao từ 20 đến 30 bộ nếu không được cắt tỉa.
Những cây này nhìn chung có dạng bụi nhiều nhánh, tán tròn. Quả có vị bùi, vỏ màu vàng, sáp ăn được, hạt cũng có thể ăn được. Khi chín hoàn toàn, khế có vị giòn và ngọt, là nguồn cung cấp vitamin C, A, phốt pho và kali dồi dào. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ những điều cần biết khi trồng và thu hoạch cây khế. Theo chân chúng tôi cùng đi sâu chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Mục lục
Tìm hiểu về cây khế
Khế là một cây thân gỗ cao khoảng 4 – 6 m, có nhiều cành nhỏ lòa xòa. Lá mọc so le, kép lông chim, thường có 7 – 9 chét. Đọt khi mới nhú có màu hồng, phủ một lớp lông tơ màu nâu bạc. Khi già chuyển sang màu xanh. Chồi cây ra tập trung nhất là vào tháng 4. Cây khế ra lộc nhiều đợt trong năm, riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh kèm gió rét mưa phùn tuy khế phát lộc từ tháng 2-3, song đến tháng 4-5 lá non mới ra nhiều nhất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế
Thời vụ trồng
Đất trồng khế nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi. Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn…
Chăm sóc
Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
Bón phân
Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali. Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc. Ngoài ra còn phải vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.
Thu hoạch
Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế.
Chúc bà con thành công!