Trong bối cảnh đại dịch, nền kinh tế Mỹ giảm 3,5% vào năm 2020; mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1946. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 2,3% vào năm ngoái; để trở thành nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng bất chấp tình trạng đình trệ. Theo thông tin được biết, Mỹ và Trung Quốc đồng ý cần tăng cường liên lạc và phối hợp với nhau về các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có tranh chấp thương mại bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Donald Trump. Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và công nghệ 5G là những vấn đề chưa được giải quyết giữa hai nước. Hãy cùng chúng mình theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết vệ sự phối hợp này.
Mục lục
Trung Quốc và Mỹ tăng cường đàm phán thương mại

Tờ South China Morning Post đưa tin các quan chức kinh tế hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đồng ý tăng cường phối hợp về chính sách kinh tế.
Theo đề nghị của phía Mỹ, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã tham dự cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào ngày 26.10. Theo truyền thông Trung Quốc, hai bên đã trao đổi thực tế, thẳng thắn và mang tính xây dựng; về kinh tế vĩ mô và hợp tác trong nhiều lĩnh vực song phương và đa phương. Hai bên đồng ý rằng việc hồi phục kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn rất quan trọng. Và Mỹ, Trung Quốc cần tăng cường liên lạc và phối hợp về các chính sách vĩ mô.
Bên cạnh đó, Trung Quốc bày tỏ quan ngại về thuế suất của Mỹ; và chính sách đối với đầu tư từ Trung Quốc. Thông cáo của phía Mỹ cho biết hai bên “thảo luận về kinh tế vĩ mô và phát triển tài chính ở Mỹ và Trung Quốc, ghi nhận rằng diễn biến của hai nền kinh tế có tác động quan trọng đến kinh tế toàn cầu” và đồng ý sẽ tiếp tục đối thoại.
Biện pháp dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Dự kiến USTR và Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tung ra các biện pháp; để dỡ bỏ thuế quan bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, ít nhất là theo cách gián tiếp, Gao Lingyun, một chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội TQ ở Bắc Kinh, người theo sát các vấn đề thương mại, nói vớ ithe Global Times hôm thứ Ba.
“Không thể loại trừ khả năng thuế quan sẽ bị hủy bỏ. Nhưng khả năng là tương đối nhỏ. Nó có nhiều khả năng bị bãi bỏ theo cách gián tiếp; ví dụ, dưới hình thức miễn thuế”, Gao nói. Gao cũng nói rằng việc dỡ bỏ thuế quan cũng là vì lợi ích của Mỹ. Các công ty Mỹ giao dịch với TQ đang rất mong chờ điều đó. Dự kiến, các hạn chế đối với một số công ty của TQ cũng sẽ dần được nới lỏng.
Cần có sự phối hợp quốc tế để giảm thiểu tác động tiêu cực
Lần cuối cùng hai bên đề cập đến “chính sách vĩ mô” là trong trao đổi kinh tế và thương mại vào ngày 25/8/2020 cho thấy sự phục hồi kinh tế thế giới hiện nay đang đối mặt với tình trạng vô cùng gay gắt.
Giá cả hàng hóa toàn cầu tăng chóng mặt; nguồn cung năng lượng thắt chặt và hậu cần quốc tế kém là những thách thức mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Cần có sự phối hợp quốc tế để giảm thiểu tác động tiêu cực.