Tùng la hán được biết đến với các tên gọi như sam la hán, cây sam đất, cây vạn niên tùng,… mỗi địa phương lại có một kiểu gọi khác nhau. Đây là loài cây thân gỗ nhỏ mềm, có tuổi thọ hàng trăm năm nên nó tượng trưng cho sự trường thọ, thường được dùng để cầu chúc bình an. Khi trồng cây tùng la hán ở ngoài có thể thể hiện sự uy nghi, bề thế cho gia đình, đồng thời mang lại may mắn cho gia chủ. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn hai bệnh thường gặp trên tùng la hán và cách để phòng trị.
Mục lục
Ưu điểm của cây tùng la hán
Cây tùng la hán hiện nay không còn xa lạ gì với mọi người nữa. Nói đến Tùng La Hán chúng ta đều biết đây là một loại cây mang ý nghĩa của sự bền vững trong sự nghiệp và cuộc sống. Đại diện cho chữ Thọ, mong muốn cho gia chủ và người thân sống lâu trăm tuổi.
Cây với ưu điểm rất lớn là không phải mất quá nhiều thời gian chăm sóc. Cây thích nghi tốt với nhiều kiểu môi trường khác nhau. Dù bạn trồng ở bất cứ đâu, như trên hiên nhà, hay sân thượng, ban công hoặc ngoài sân thì đều sẽ mang lại một không gian xanh tươi thoáng mát cho ngôi nhà của bạn.
Mặc dù cây có rất nhiều các ưu điểm nổi bật như vậy nhưng việc đến một lúc nào đó chẳng may cây bị bệnh là điều rất không mong muốn. Nhưng không phải là không thể xay ra. Sau đây qua các kiến thức thực tế và kinh nghiệm học hỏi bao nhiều năm, chúng tôi xin liệt kê ra 2 loại bệnh mà theo như chúng tôi theo dõi sự phát triển của cây suốt hằng nhiều năm qua thì có 2 loại bệnh gây hại trên lá cây tùng la hán mà mỗi một người trồng cây cần đặc biệt lưu ý.

Một số bệnh thường gặp ở tùng la hán
Bệnh rệp lá
Rệp khi gây bệnh cho cây thường chỉ bám ở các búp lá non. Chúng phát sinh theo mùa, và thường khởi phát vào đầu mùa xuân hay cuối mùa thu. Đối với Loại rệp này chỉ cần phun thuốc diệt rệp đôi ba lần. Mỗi lần cách nhau một tuần là được. Sau khi phun đúng quy trình rệp sẽ hết, cây bắt đầu sinh lá non mới. Lúc này người trồng cây cần chăm sóc cho cây thật tốt để cây tăng cường sức đề kháng với các loại bệnh.
Bệnh nấm lá
Thường thì khi cây tùng la hán bị nấm nguyên nhân thường do người trồng đặt cây ở nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Khi quan sát thì chúng ta sẽ thấy nấm có màu trắng và bám rất chặt ở mặt sau của lá. Sau đó lan dần lên cả mặt trước làm cho lá trắng bệch. Nhiều khi chúng ta cũng dễ bị nhầm với việc lá bị bám bụi bẩn, hay do sơn bắn lên.
Lúc này nếu lấy móng tay cạo cạo vào lá thì nấm bám rất chắc và khó bong ra. Có thể làm hỏng lá. Khi nấm nhiều lên làm cho lá dày lên và cong lại, màu xanh của lá tự nhiên giảm đi. Cành bắt đầu trông tong teo. Khi bệnh nặng kéo dài nếu chúng ta không kịp thời chữa trị thì lúc đấy cành có thể bị chết. Sử dụng các loại thuốc phun trừ rệp lúc này không có tác dụng.

Cách điều trị: Khi cây bị bệnh chúng ta sẽ mang cây ra nắng; dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loãng với nước tỷ lệ 50-50. Sau đó lấy một mảnh vải màn mỏng, nhúng vào nước xà phòng. Rồi lau từng lá bị bệnh của cây, cả mặt trên lẫn dưới. Lau đến đâu, nấm bong ra đến đó, khi nấm hết lá sẽ sạch và xanh trở lại. Lúc này chúng ta cần chăm sóc cây thật tốt để cây tăng sức đề kháng là được.
Những lưu ý khi chăm sóc cây tùng la hán
Tùng la hán là giống cây có thể chịu được ánh sáng mạnh. Cây trong tự nhiên đều đương đầu với sương gió nên hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc những tùng la hán ở những vị trí có nhiều ánh sáng. Ngoài ra cây cũng có thể thích nghi tốt với môi trường bán râm hoặc trong phòng máy lạnh.
Nên trồng trong những loại đất có độ mùn cao, thông thoáng tốt. Đất tơi xốp, đất có nhiều sỏi đá. Không nên lựa chọn những loại đất có độ kiềm cao; nhiễm mặn và các loại đất mà cây khó có thể phát triển.
Tùng la hán là giống cây có thể chịu hạn khá tốt, tuy nhiên cây lại không chịu được ngập úng liên tục, vì vậy mà trong quá trình chăm sóc cần chú ý mỗi khi trời mưa cần hạn chế đọng nước trên chậu cây, khi chăm sóc cây tùng có thể tưới nước từ 2-3 ngày tưới / lần, tùy thuộc vào thời tiết của từng vùng để có chế độ nước tưới khoa học hơn.