Cá chình là đặc sản được nhiều người ưa chuộng vì cho thịt thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hơn nữa, loại cá này còn có sức sống rất mãnh liệt và khả năng thích nghi cao nên quá trình nuôi cũng khá đơn giản. Do đó, nhiều người dân đã lựa chọn cá chình trong mô hình nuôi trồng thủy sản của mình. Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm nên nên đa số người dân không biết cách phòng bệnh hiệu quả cho cá. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp các cách nhận biết và phòng trị bệnh ở cá chình đơn giản nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bà con xử lý kịp thời khi cá chình gặp phải các vấn đề tương tự!
Mục lục
Cách nhận biết một số bệnh thường gặp ở cá chình
Bệnh thối mang nguy hiểm ở cá chình
Nguyên nhân là do vi khuẩn dạng sợi Myxococcus piscicolas gram âm gây ra, do ao, lồng, bè không được vệ sinh tốt, quá nhiều mùn bã hữu cơ. Khi nhiễm bệnh mang cá bị viêm loét và nắp mang bị sưng đỏ. Cung mang, sợi mang có mủ, nhiều nhớt, mang bị mòn dần, xuất huyết, hoại tử.
Bệnh thối vây dễ lây lan ở cá chình
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra. Bệnh này thường xảy ra khi nhiệt độ thấp trên dưới 15 độ C, cá bị stress hoặc thiếu dinh dưỡng.
- Triệu chứng: Trên cá xuất hiện những đốm trắng nhất là phần đầu và vây. Vây bị đỏ, tia màng bị hoại tử hoặc tưa rách, cá giảm ăn. Bên cạnh đó cá bị nhiễm độc tố do vi khuẩn gây ra, sau đó vi khuẩn gây tổn thương vào hệ thống tuần hoàn. Cá bị bệnh này có thể chết hàng loạt trong vòng 48 giờ.
Cá chình mắc bệnh xuất huyết
Chủ yếu là do vi khuẩn Pseudomonas, Aeromonas Spp… gây ra. Bệnh này xuất hiện quanh năm do thức ăn không được quản lý tốt và môi trường nước ô nhiễm, sức đề kháng của cá giảm. Khi bị bệnh, cá xuất hiện những nốt đỏ trên thân, quan sát rõ nhất là ở hậu môn và 2 tia vây dưới bụng.
Cá chình bị nhiễm ký sinh trùng
- Nguyên nhân: Bệnh nội ký sinh do giun ký sinh trong ruột lấy hết dinh dưỡng của cá.
- Triệu chứng: Bệnh làm cá yếu đầu to, màu sắc sẫm, chậm lớn. Nếu xảy ra ở cá con sẽ làm cho chức năng của bóng hơi bị phá hủy, không khí từ bóng hơi vào xoang cơ thể. Cá mất khả năng giữ thăng bằng, nếu nhiễm ở nhiệt độ thấp cá sẽ chết.
Phương pháp phòng và điều trị các bệnh ở cá chình hiệu quả
Đối với bệnh do ký sinh trùng
Để trị bệnh do ký sinh trùng ta tiến hành xổ lãi cho cá liên tục từ 2 – 3 ngày bằng 1 trong các sản phẩm sau: Vime-Clean: 1-1,5kg/200kg thức ăn; Kill-Site: 1kg/20-30 tấn cá; Parasitol: 1kg/9-10 tấn cá. Bệnh ngoại ký sinh xuất hiện nhiều nhất vào lúc giao mùa hoặc trời mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Do nấm thủy mi, trùng bánh xe, rận cá và sán lá… ký sinh trên da.
Bệnh này làm cho da cá diêu hồng bị loét, viêm, nhiễm dẫn đến cá bị tuột nhớt rồi chết. Đối với bệnh này ta có thể dùng: Fresh water: 1kg/1.500m3; Kill-Algae: 1lít/1.000m3 để điều trị.
Đối với các bệnh còn lại trên cá chình
Để đảm bảo cá được nuôi trong điều kiện tốt nhất và không mắc bệnh các bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp sau đây:
- Chọn giống đồng cỡ, khỏe, tốt và không nhiễm bệnh. Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín. Cá bệnh chết được chôn vào hố cách ly, rắc vôi.
- Tránh bắt cá làm sây sát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội tấn công gây bệnh phát triển.
- Không để cá bị sốc sẽ dễ mẫn cảm với bệnh. Định kỳ 10 – 15 ngày/lần sử dụng một trong các hóa chất sau để xử lý nước: Vime-Protex: 1lít/2,000m3 nước; BKC 80%: 1kg/2.000m3 nước; Vimekon: 1kg/2.000m3 nước.
- Sử dụng lúc trời mát: Sáng 7 – 8 giờ hoặc chiều 4 – 5 giờ. Sau đó có thể dùng Vime-Yucca 1kg/2.000m3 nước hoặc Zeolite hạt 20 – 30kg/1.000m2 tạt đều ao để hấp thu khí độc và làm sạch đáy ao.
- Vào những lúc thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nên tăng cường tạt vôi nông nghiệp CaCO3 với liều lượng 20 – 30kg/1.000m3.
- Trong quá trình nuôi cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất là Vitamin, Premix, để cá có sức đề kháng cao như: De-Amin, Vime-Glucan, Vitamin C Antistress, Elecamin…
Tổng kết
Chúng tôi vừa cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích để phòng trị bệnh ở cá chình hiệu quả. Nếu có những cách phòng bệnh nào khác hãy để lại ở phần bình luận. Chúc bà con nuôi cá chình khỏe mạnh và thành công!