Cây nguyệt quế là loài cây thân gỗ có mùi thơm, được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Khi nhắc đến nguyệt quế chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới vòng nguyệt quế – thứ biểu trưng cho xinh quang và chiến thắng. Và cây nguyệt quế cũng như vậy, nó là biểu tượng của trí tuệ và trực giác nên rất được yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức để trồng và chăm sóc cây nguyệt quế sao cho đúng cách. Do đó trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách nhận biết các bệnh trên cây nguyệt quế và phương pháp để chữa trị bệnh.
Mục lục
Bệnh rầy chổng cánh
- Dấu hiệu
Theo các tài liệu khoa học, hoa và lá của cây nguyệt quế, đặc biệt là những cây non có chứa glycosid, đây được coi là tinh chất hấp dẫn rầy chổng cánh. Đó chính là lý do vì sao mà những những cây non trong giai đoạn đang phát triển dễ bị xâm hại bởi loại sâu bệnh này.
Những con rầy trưởng thành có màu nâu xen với vệt trắng và chiều dài khoảng 3mm. Khi ký sinh trên cây, cánh của chúng thường chổng ngược lên một góc 45 độ so với bề mặt lá. Thậm chí, khi phát triển nhiều, chúng còn để trứng ở những lá non.
- Cách chữa trị
Loại sâu bệnh này lại cực kỳ dễ lây lan và có thể gây hại trên diện rộng từ cây này sang cây khác. Do đó, khi thấy cây có dấu hiệu bị xâm hại bởi rầy chổng cánh, tốt hơn hết là bạn nên nhanh chóng phun thuốc trừ rầy kịp thời.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để đặc trị loại rầy này như Applaud mipc, bassa 50ec, Bascide 50ec, v.v. Một điểm cần lưu ý với việc phun thuốc trừ rệp cho cây nguyệt quế bonsai là bạn nên để cây ra không gian thoáng, để tránh ảnh hưởng đến không gian sống của gia đình.
Bệnh loét trên cây nguyệt quế
- Dấu hiệu
Dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện ở lá cây hoặc quả cây quyệt quế. Bạn đầu, lá hoặc quả xuất hiện những vết nhỏ màu xanh đậm. Sau đó những vết chuyển sang màu nâu nhạt mọc nhô lên trên bề mặt lá hoặc trái.
- Cách chữa trị
Chắc chắn bạn cần phải loại bỏ những cành có lá hoặc quả nguyệt quế bị bệnh đi trước. Để tránh việc lây lan sang những bộ phận còn lại của cây. Sau đó, bạn có thể dùng các loại thuốc như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%) để phun phòng bệnh quay trở lại.
Bệnh thối gốc chảy nhựa
- Dấu hiệu
Nếu bạn phát hiện gốc cây nguyệt quế của bạn bị vàng lá, úng nước và thối nâu, chảy mủ thì cây của bạn đã bị bệnh thối gốc chảy nhựa. Bệnh này khiến vỏ rễ bị thối, đặc biệt là các rễ con. Nếu không chữa trị kịp thời, cây có khả năng sẽ bị chết.
- Cách chữa trị
Nếu bạn phát hiện càng sớm thì khả năng chữa trị và bình phục của cây càng cao. Bạn có thể cạo sạch vùng bệnh của cây, sau đó bôi thuốc tím 1% để làm sạch vùng bệnh.
Nhưng quan trọng hơn cả là bạn vẫn nên chọn những cây giống tốt; như là các cây gốc ghép vì chúng có khả năng chống bệnh tốt. Không chỉ riêng cây nguyệt quế bonsai. Mà cả cây nguyệt quế leo bạn cũng cần chú ý đến điều này.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
- Đất : Đất có nhiều chất dinh dưỡng, màu mỡ thoát nước tốt, độ ph=5-7.
- Nước: Cần nhu cầu nước cao, bởi vậy luôn cần cung cấp đủ nước.
- Nhiệt độ : Cây rất thích hợp với kiểu khí hậu Việt Nam, sống và phát triển được từ 13-39ᵒC. Thích hợp nhất 23-29Cᵒ, ngừng sinh trưởng dưới 13ᵒC và chết dưới -5ᵒC.
- Bón phân : Định kỳ 1-2 lần/tháng.
Nếu trong trường hợp cây được trồng trong chậu 1 thời gian, thấy đất cằn cỗi thiếu chất, cây không còn tươi tắn có hiện tượng xuống sức, lá bắt đầu nhuốm vàng nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu lớp đất trên bề mặt mỏng dần đi thì phải thay đất và sang chậu cho cây. Một số lưu ý khi thay chậu là trước tiên phải làm cho đất thật nhão. Sau đó dùng dao xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho tới khi bầu đất và thành chậu được tách ra. Cuối cùng chỉ cần nghiên chậu là lấy cây ra được. Tiến hành cắt bỏ rễ đã quá già chỉ chừa lại rễ con.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về biểu hiện và cách chữa trị một số bệnh phổ biến trên cây nguyệt quế. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình chăm sóc cây. Chúc các bạn có những chậu cây nguyệt quế bonsai luôn được khỏe mạnh.